CHỮA VIÊM HỌNG DO LẠNH (HÀN) BẰNG DIỆN CHẨN
CHỮA VIÊM HỌNG DO LẠNH( hàn ) Bằng Diện Chẩn.
Viêm Họng do Hàn là bệnh thường gặp đặc biệt về Mùa Đông , hoặc do Nhiễm Lạnh hay Ăn Uống Đồ Lạnh , Ở Lâu trong Phòng Điều Hòa Lạnh.
Theo Y Học Hiện Đại : nguyên nhân Viêm Họng là do Virus, Vi Khuẩn , đăc biệt Liên Cầu Khuẩn.
Về cách trị chủ yếu dùng Kháng Sinh , nhưng bệnh rất dễ tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết.
Các bạn mới làm Diện Chẩn thường dùng các Huyệt Tiêu Viêm như 38..17..61…rồi tác động vào Vùng Phản Chiếu của Họng như Vùng 275..14..26..8..và Cổ Tay , Cổ Chân. Nếu Day Huyệt bằng Dầu Nóng thì hiệu quả Khá Tốt , nhưng day bằng que dò không dùng Dầu Nóng thì hiệu quả sẽ không cao.
Trong Đông Y : Nguyên Nhân do Phong Hàn phạm Phế. Theo Lý Luận Tạng Phủ: Phế chủ Bì Mao( da lông ) , Khai Khiếu ra Mũi, thông với Họng.
+ Về Cách Trị : không chủ trương diệt thẳng vào Khuẩn, mà làm Thay Đổi Môi Trường Sống của chúng.
Vì loài này Phát Triển Trong Môi Trường Lạnh , thực chất chúng luôn nằm sẵn trong họng , chỉ Chờ Môi Trường Lạnh như cơ thể Nhiễm Lạnh là chúng Phát Triển , do đó ta thấy Ớn Lạnh là Ho, Đau Họng ngay tức thì , đâu phải lúc ấy nó mới bay vào Họng nhanh như thế.
Pháp Trị là bệnh do Hàn thì phải dùng Pháp Ôn( làm ấm ) , do đó Ông Bà ta thường dùng Quất hấp với Mật Ong để chữa.
Vì hai vị này thuộc Tính Ấm , không dùng Cam , Chanh Tươi vì thuộc tính Hàn , ”Nhưng chanh muối thì lại thuộc tính ấm”
Ví dụ cho các Bạn dễ hiểu như Tôm, Cá là loài Thủy Sinh , cạn nước là tự nó chết , hoặc con Giun Đất là loài Thấp Sinh , nó chỉ ưa sống ở những nơi Ẩm Thấp như dưới Vại Nước , dưới gốc Cây Chuối , nếu cho xuống nước hay ra chỗ Khô nó Không Sống Được.
Cụ thể Cách Trị như sau :
-Bước 1 : Dùng Máy Sấy tóc hay Điếu Ngải , Sấy hoặc Hơ ấm Lòng Bàn Chân, sau đó tập chung nhiều vào vùng Phế ở Bàn Chân ( hình 1).
-Bước 2 : Dùng Que Dò , Sao Chổi, Đồng Bạc, Cùi Thìa…chấm Dầu Nóng hoặc Cao gạch tới gạch lui hai bên Sột Sống vùng Huyệt Phong Môn , Phế Du cho đỏ lên , rồi Sấy hoặc Hơ Ngải vào. ( hình 2)
-Bước 3 : Dùng Điếu Ngải Cứu Hơ vào Họng ở Ngón Chân ( hình 3).
Cách hơ: để Điếu Ngải cách mặt da khoảng 1 cm. Khi bệnh nhân kêu nóng , nhăn mặt lại thì đưa Ngải ra xa , khoảng 30 giây rồi lại đưa vào Như Lần Một. Làm 3 Lần Như Trên ,rồi để Điếu Ngải xa ra sao cho bệnh nhân vẫn cảm thấy nóng ở vùng huyệt nhưng vừa sức chịu đựng , Khoảng 1 Phút rồi chuyển sang ngón chân khác. Thông thường mỗi Bàn Chân chỉ cần làm Hai Ngón , Ngón Giữa và Trỏ là được.
Kinh nghiệm sau khi Hơ xong bệnh nhân thấy nhẹ Họng .
Nếu Bệnh Nặng ngày làm 3 lần .
+ Kiêng Kỵ : Tuyệt Đối Kiêng Cam, Chanh Tươi , Dưa Chuột Nước Đá.
+ Phòng bênh: tối trước khi ngủ xoa ấm hai lòng bàn chân.
– Sáng ngủ dậy xoa Hai Bàn Tay vào nhau cho Ấm lên sau đó Xoa Khắp Mặt cho Nóng lên.
Khi gặp Lạnh, hay tắm xong cần Sấy Ấm Bàn Chân và Vùng Phế sau Lưng.
Không Nằm , Ngồi trong Phòng Điều Hòa để Nhiệt Độ Thấp.
Trên đây là Kinh Nghiệm nhỏ, chia sẻ cùng Gia Đình FB.
HN.21/12/2016
Lương Y : ĐỒNG XUÂN Đồng Xuân Toán
Chủ nhiệm CLB Diện Chẩn Thăng Long HÀ NỘI.